Địa lý Krông_Bông

Huyện Krông Bông nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 50 km về phía Đông Nam, có vị trí địa lý:

Dân tộc chủ yếu ở đây là người Kinh, Ê-đê, M'Nông,... Người Kinh chủ yếu có nguồn gốc từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Huế, Bình Định... Chính nguồn gốc dân cư của người Kinh đã tạo ra tại đây một môi trường văn hóa-xã hội có nhiều nét tương đồng như quê hương gốc của họ.

Địa hình

Nằm ở tây nam cao nguyên Đăk Lăk, địa hình khá phức tạp, độ cao trung bình 1.500/2.500m. Bao gồm một số dãy núi cao như Chư Yang Sin (độ cao 2.442m), đỉnh Cư Yang Hanh (độ cao 1.991m), đỉnh Cư Bukso (độ cao 1.538m). Sông chính chảy qua: Krông Ana, Krông Pách, Krông Bông.

Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng do vừa bị ảnh hưởng của độ cao, vừa bị ảnh hưởng của các dãy núi lớn Cư Yang Sin nên khí hậu Krông Bông có hai mùa mưa nắng rõ rệt với những đặc trưng chính sau:

Nắng nhiều: trung bình 180 giờ/tháng. Năng lượng bức xạ tổng cộng lớn: trung bình từ 150 - 160 kcal/cm²/năm.

Nhiệt độ cao và ôn hòa:

  • Nhiệt độ trung bình năm từ 23,7 - 27,3 °C
  • Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ có thể xuống đến khoảng 17,3 - 20,1 °C
  • Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 vào tháng 5, nhiệt độ trung bình có thể lên đến 28 - 30 °C
  • Bên cạnh đó, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm khá lớn (mùa khô biên độ nhiệt trên 10 °C)
  • Nắng nhiều, bức xạ dồi dào nhiệt độ cao và hầu như không có bão là những thuận lợi rất cơ bản cho Krông Bông trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các cây công nghiệp như cà phê, thuốc lá, bông vải,....

Lượng mưa:

  • Vùng phía Đông bao gồm xã Hòa Phong và 3 xã Cư Pui, Cư Drăm, Yang Mao, có mùa mưa kéo dài và kết thúc cũng muộn hơn lượng mưa nhiều hơn so với các xã phía Tây và phía Bắc của huyện
  • Nhìn chung, trên toàn huyện có lượng mưa lớn: trung bình từ 1.800 - 2.200 mm/năm), mùa mưa dài: Từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 12, khá thuận lợi với các loại cây lâu năm
  • Tuy nhiên, vào những năm hoặc những tiểu vùng mùa mưa kết thúc muộn thì ảnh hưởng nặng đến chất lượng thụ phấn của một số loại cây trồng (điều).